Tướng DTCL Mùa 12
Shen
Blitzcrank
Elise
Jayce
Nomsy
Poppy
Seraphine
Twitch
Warwick
Ziggs
Ashe
Jax
Lillia
Soraka
Zoe
Akali
Cassiopeia
Kassadin
Nilah
Nunu
Rumble
Shyvana
Zilean
Ahri
Galio
Kog'Maw
Syndra
Tristana
Ezreal
Hecarim
Jinx
Katarina
Mordekaiser
Swain
Veigar
Vex
Bard
Hwei
Neeko
Ngộ Không
Fiora
Gwen
Kalista
Karma
Nami
Nasus
Olaf
Ryze
Taric
Varus
Rakan
Tahm Kench
Briar
Camille
Milio
Norra & Yuumi
Smolder
Xerath
Diana
Morgana
Thông tin về tướng TFT hiện đang là từ khóa được đông đảo anh em game thủ tìm kiếm hiện nay. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Tham khảo ngay để có cái nhìn rõ nét hơn về tướng dtcl nhé!
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về tướng TFT chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài thông tin cơ bản nhé!
Trong các trận đấu, không phải chỉ cần cho tướng vào sân là đội hình của anh em sẽ mạnh. Mà họ cần rất nhiều yếu tố khác nhau để nâng cấp sức mạnh lên. Do đó việc nắm rõ thông tin tướng TFT vô cùng quan trọng. Hiện tại số lượng tướng trong TFT lên đến 60 tướng với nhiều kỹ năng khác nhau. Thông tin các tướng mới DTCL thường xuyên được cập nhật tại trang chủ website.
Mỗi đội hình trong DTCL đều sẽ có các cách triển khai khác nhau. Để vận hành tốt đội hình thì bắt buộc anh em cần nắm rõ tỉ lệ ra tướng DTCL. Hay cụ thể hơn thì tỉ lệ ra tướng ở đây là tỉ lệ xuất hiện của các tướng theo từng cấp độ. Việc nắm được tỉ lệ tướng DTCL sẽ giúp anh em biết được lúc nào nên giữ tướng, lúc nào nên nâng cấp để tìm kiếm chủ lực.
Các tướng DTCL rất đa dạng và được phân loại thành 3 thành phần chính như sau:
Tướng Tank hay còn gọi là tướng đỡ đòn. Đây là những vị tướng có vai trò hứng chịu ở tuyến trên, nhận sát thương, bảo kê cho đồng đội được xả sát thương. Đặc điểm chung của các tướng tank là có tầm đánh ngắn:
Một số tướng tank dùng tốt ở đầu trận như: K’Sante, Lillia, Tahm Kench, Olaf, Taric, Kennen, Vi.
Một số tướng tank dùng tốt ở cuối trận như: Blitzcrank, Poppy, Zac, Thresh, Illaoi, Yorick.
Tướng chủ lực thường là những vị tướng có khả năng gánh team cho anh em. Các tướng này sẽ là nòng cốt cho cả team, cần được sống sót lâu nhất trong suốt trận đấu để đánh bại đối thủ. Một khi tướng chủ lực chưa vào trận mà đã bốc hơi thì cũng đồng nghĩa với việc trận combat của anh em sẽ phải nhận thất bại. Tướng TFT chủ lực được chia thành 4 loại:
Tướng tầm xa: Đây là những vị tướng có tầm đánh 4 ô. Thông thường các anh em sẽ xếp tướng ở hai góc hàng 4 của bàn cờ để tận dụng tối đa tầm đánh và giữ vị trí an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để gia tăng sự áp sát từ các tướng có khả năng bay ra từ phía sau của địch. Một số tướng chủ lực tầm xa như: Annie, Jinx, Sena, Bard, Twitch, Lulu, Lux, Samira, Miss Fortune, Vex, Ahri, Caitlyn, Ezreal, Karrthus, Twisted Fate, Jhin, Lucian, Sona, Ziggs.
Tướng cận chiến: Thay vì có tầm đánh dài như tướng tầm xa, tướng cận chiến được bù lại bằng cách có nhiều giáp và phép hơn. Đồng thời các chiêu thức của tướng cận chiến cũng linh hoạt hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tướng Yone, những nhát chém khi được kích hoạt kỹ năng sẽ gây sát thương theo hình nón. Do đó, đôi khi không cần đứng sát tướng tay dài phía sau nhưng hắn ta vẫn có thể cấu máu của họ. Một số tướng cận chiến khác như: Yasuo, Jax, Urgot, Zed, Yorick, Qiyana, Poppy.
Tướng sát thương vật lý: Đây là những tướng chủ yếu sẽ dùng đến độ sát thương AD. Các tướng sát thương vật lý bao gồm: Yasuo, Samira, Yone, Riven, Miss Fortune, Akali, Akali, Ezreal, Viego, Zed, Poppy, Yorick, Jhin, Lucian, Qiyana
Tướng sát thương phép: Đây là những tướng chủ yếu gây sát thương (Damage) bằng kỹ năng. Các tướng sát thương phép bao gồm: Annie, Sena, Bard, Lulu, Lux, Vex, Karthus, Twisted Gate, Ahri, Sona, Kayn.
Trong game TFT thì vấn đề kích hệ là vô cùng quan trọng. Khi các tướng của anh em có mối liên kết về tộc hệ thì họ sẽ nhận được những đặc điểm riêng của từng tộc hệ đó. Từ đó có thể gia tăng thêm sức mạnh cho mình. Tuy nhiên cũng có một số vị tướng được xây dựng để làm nhiệm vụ def máu đầu mỗi trận đấu và cho vào đội hình chứ không thể gánh team được. Điều bày cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự chỉnh sửa qua từng bản cập nhật của ĐTCL. Một số tướng kích hệ được lựa chọn nhiều như: K’Sante, Corki, Lillia, Nami, Taric, Gragas,...
Để xem danh sách tướng dtcl full bộ anh em có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào đường link web TFTactics.iO
Bước 2: Tại giao diện trang chủ, bạn click vào mục Tướng trên thanh Menu.
Bước 3: Giao diện web hiển thị tất cả các tướng trong TFT. Bạn có thể sử dụng bộ lọc để lựa chọn hiển thị từng loại tướng mà mình cần hoặc gõ tìm kiếm trực tiếp.
Như đã nói, mỗi một đội hình trong DTCL đều có các cách chơi khác nhau. Nhưng để tạo nên một trận đấu thắng lợi thì cần phối hợp nhiều yếu tố, đặc biệt là trong cách chọn tướng. Dưới đây là một số lưu ý, lời khuyên khi chọn tướng TFT anh em có thể tham khảo:
Đối với các tướng Tank thì cần phải lên 2 sao để câu đủ thời gian cho hậu phương của mình.
Các tướng chủ lực 2 hoặc 3 vàng cần lên 3 sao thì mới có đủ độ tín để gánh team. Cụ thể là tướng 2 vàng 2 sao anh em tốn 6 vàng, tướng 4 vàng 2 sao thì sẽ tốn 12 vàng. Do đó sức mạnh của họ sẽ không thể nào bằng nhau được.
Poppy là trường hợp đặc biệt có thể vừa chọn làm tướng tank vừa có thể làm tướng chủ lực cận chiến.
Đối với tướng kích hệ: anh em có thể linh hỏa sử dụng các tướng này để kích hệ đỡ đòn hoặc chủ lực của mình. Ví dụ như: K’Sante, một vị tướng được rất nhiều game thủ yêu thích
Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết về các tướng TFT. Hy vọng rằng với các thông tin này anh em sẽ hiểu rõ hơn về game cũng như vận dụng để có được những cách chơi hợp lý. Chúc anh em game thủ chơi vui và luôn giành chiến thắng nhé!